1118 lượt xem
Điều gì xảy ra khi ai đó gặp tai nạn bất ngờ trên đất liền? Rất nhanh thôi (chỉ trong vài phút đến vài mươi phút), đội cứu hộ và các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ sớm có mặt, giải cứu cũng như hỗ trợ nạn nhân.
Nhưng nếu ai đó gặp tai nạn bất ngờ ngoài biển khơi thì sao?
Khách trên tàu du lịch trong tình huống nguy hiểm làm thế nào để thoát thân?
Vậy nhằm dự phòng ứng phó với những sự cố ngoài ý muốn, 10 thiết bị cứu sinh dưới đây được xem là vật “bất ly khai” trên một chiếc tàu.
Bạn có biết rằng một tàu du lịch thông thường có sức chứa đến 6680 hành khách trong khoang tàu, chưa kể phi hành đoàn gồm 2200 người. Như vậy, tổng số người ước tính trên một con tàu xấp xỉ đến 9000 người. Một con số rất lớn!
Mặt khác, các tàu du lịch thường xuyên hoạt động trong những vùng biển nguy hiểm, nơi có các đợt sóng dữ dội và điều kiện thời tiết thất thường. Khi gặp thảm họa trên biển, đặc biệt ở những vùng biển hẻo lánh, hẳn nhiên đội cứu hộ khó lòng xuất hiện kịp thời để hỗ trợ.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, rõ ràng việc trang bị các loại thiết bị cứu sinh trên tàu là việc làm tất yếu và cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ rất hữu ích trong việc cứu sống mạng người khi con tàu gặp bất trắc.
Tuy nhiên, không phải tất cả tàu du lịch đều phải trang bị đầy đủ thiết bị cứu sinh sẽ được đề cập đến dưới đây. Trang bị loại thiết bị nào và số lượng ra sao tùy thuộc vào loại tàu, quy mô, sức chứa của tàu cùng các quy định về an toàn liên quan.
Xuồng cứu sinh là một trong những thiết bị cứu sinh chính được thủy thủ đoàn và hành khách sử dụng trong trường hợp cần thoát thân khỏi tàu. Trên tàu phải có sẵn đủ số lượng xuồng cứu sinh với công suất và kích thước đáp ứng yêu cầu sao cho có thể sơ tán tất cả mọi người trên tàu.
Xuồng cứu sinh có hai loại: Xuồng cứu sinh bán kín và Xuồng cứu sinh kín. Xuồng cứu sinh bán kín (tức lọai xuồng kín một nửa) phù hợp với các loại tàu có quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu ở bến cảng hoặc dọc theo các dòng sông.
Trong khi đó, xuồng cứu sinh kín (tức loại xuồng kín hoàn toàn) được trang bị cho các tàu viễn dương. Loại xuồng này sẽ đảm bảo cứu hộ và bảo vệ nạn nhân tốt hơn trước các yếu tố nguy hiểm của biển khơi cũng như thời tiết. Chúng được trang bị động cơ diesel nhỏ kèm chế độ vận hành tự động với vận tốc đạt khoảng 6 hải lý/giờ. Ngoài ra, xuồng cứu sinh kín còn có sức chứa nhiên liệu phục vụ đến 24 giờ hoạt động liên tục.
IMO – Tổ chức Hàng hải Quốc tế – đã thông qua Nghị quyết MSC.402 (96) nêu bật các yêu cầu cần thiết trong việc bảo trì, sửa chữa, tu bổ và kiểm tra kỹ lưỡng xuồng cứu sinh. Cụ thể là:
Hệ thống phun nước
Hệ thống rẽ nước
Lắp đặt đệm chắn/đường trượt
Hệ thống cứu hộ bên mạn thuyền phải
Điều kiện cấu trúc thuyền
Hệ thống nhiên liệu và động cơ đẩy
Hệ thống điều động
Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống cung cấp không khí
Sau xuồng cứu sinh, bè cứu sinh có phao nổi là phương tiện quan trọng thứ hai trên tàu. Khi có nguy biến, người ta dùng xi lanh chứa khí carbon dioxide để thổi phồng bè cứu sinh để sử dụng.
Các bè cứu sinh phải trải qua một số thử nghiệm kiểm tra chất lượng như: Bài kiểm tra thả rơi, kiểm tra độ bật, kiểm tra trọng lượng, kiểm tra độ kéo… Ngoài ra còn có một số thử nghiệm bổ sung như: Kiểm tra thiệt hại, kiểm tra độ phồng, kiểm tra áp lực, kiểm tra độ bền đường may, v.v …
Về phía phao cứu sinh, chúng là tảng nổi, cứng và không cần bơm hơi. Phao cứu sinh có chức năng tương tự như xuồng cứu sinh nhưng có nhược điểm là chiếm nhiều không gian trên boong tàu. Chúng cũng phải trải qua các thử nghiệm chất lượng khác nhau như thử nghiệm vật liệu, thử nghiệm độ nổi… để đánh giá độ đảm bảo tin cậy của chúng.
Thuyền cứu hộ là những chiếc thuyền nhỏ, nhẹ, được thiết kế với mục đích giải cứu người gặp nạn. Khi gặp nguy biến, thuyền cứu hộ được hạ thủy trong vài phút và phải duy trì ổn định khi cứu một người từ dưới nước lên mạn thuyền.
Vật liệu được sử dụng để tạo ra thuyền cứu hộ thường là sợi thủy tinh kết hợp với phao cao su bơm hơi để tăng độ ổn định.
Tương tự như các thiết bị để cứu sinh khác, thuyền cứu hộ cũng phải trải qua các thử nghiệm kiểm tra như kiểm tra kéo, kiểm tra độ vững chắc của chỗ, kiểm tra quá tải, kiểm tra vận hành, kiểm tra khả năng cơ động…
Áo phao có nhiều hình dạng, kích cỡ và kiểu dáng khác nhau. Chúng có thể là loại áo phao rắn với xốp mút hoặc loại phao được bơm hơi.
Trên áo phao thường có phần phản quang, giúp người khác dễ dàng phát hiện ra người gặp nạn.
Áo phao cũng phải trải qua các thử nghiệm khác nhau như: Kiểm tra độ chống chịu nhiệt độ, kiểm tra độ nổi, kiểm tra tính ổn định……
Phao tròn là thiết bị cứu sinh phổ biến mà bạn có thể bắt gặp ở bất cứ con tàu nào. Chúng thường được đặt ở quanh boong tàu để người gặp nạn có thể chộp ngay lấy hoặc quăng cho người dưới nước một cách nhanh chóng.
SOLAS – Công ước Quốc tế về An toàn sinh mạng con người trên biển – đã đặt ra những yêu cầu cụ thể về phao cứu sinh tối thiểu được trang bị tương ứng với chiều dài tàu như sau:
Sau khi tàu Titanic chìm, tại sao mọi người lại chết mặc dù có mặc áo phao? Câu trả lời chính là do hạ thân nhiệt.
Chính vì vậy, những bộ đồ sinh tồn ngày càng trở nên quan trọng. Chúng cũng được gọi là “bộ đồ ngâm nước” và được sử dụng như áo bảo vệ. Chức năng chính của bộ quần áo sinh tồn là làm giảm sự mất nhiệt của cơ thể người trong nước lạnh, từ đó ngăn ngừa tử vong do hạ thân nhiệt.
Xuất phát từ mục đích đó, bộ quần áo sinh tồn được thiết kế đặc biệt ngăn thân nhiệt cơ thể một người ở trong nước 0 độ C bị giảm xuống dưới 35 độ C trong vòng 6 giờ.
Khi có khoảng 8800 người trên tàu, việc liên lạc, cảnh báo cho mỗi hành khách cùng thành viên đoàn thủy thủ về tình huống nguy cấp và đưa ra các bước hướng dẫn thoát hiểm rất quan trọng.
Bất kỳ thông tin sai lệch được truyền đi hoặc mất liên lạc có thể gây ra hỗn loan. Do đó các hệ thống thông tin liên lạc cũng là một phần của thiết bị cứu sinh. Tất cả các tàu được trang bị hệ thống báo động chung để cảnh báo và triệu tập thủy thủ đoàn đến trạm cứu hỏa hoặc trạm thuyền của họ.
Các hệ thống thông tin liên lạc bao gồm Bộ đàm tần số cao di động (VHF) (được cấp cho thành viên đoàn thủy thủ) và hệ thống báo động chung.
Làm thế nào để một tàu cứu hộ nắm bắt và đến được vị trí chính xác của con tàu gặp thảm họa?
Đó là nhờ thiết bị đèn hiệu định vị khẩn cấp, có chức năng gửi tọa độ địa lý qua tín hiệu vô tuyến tới máy thu vệ tinh bởi EPIRB. Nhờ đó đội cứu hộ trên biển sẽ nhanh chóng biết được vị trí và triển khai phương án tiếp cận con tàu gặp nạn sớm nhất. Đặc biệt thiết bị điện tử này có khả năng nổi trên mặt nước khi tàu chìm.
Nếu bạn đã xem bộ phim Titanic, bạn hẳn đã thấy cảnh gửi tín hiệu SOS bằng việc sử dụng pháo sáng. Tín hiệu SOS thường là pháo sáng để các tàu gần đó cũng như đội cứu hộ có thể phát hiện và xác định vị trí của con tàu gặp nạn.
Loại pháo sáng tốt nhất để phát tín hiệu SOS là pháo sáng tên lửa, khi được bắn lên trời sẽ phóng ra 3 đường theo 3 nhánh. Điều kiện phóng pháo sáng tên lửa là tốc độ gốc không được vượt quá 5m/s và phải duy trì đốt trong ít nhất 40 giây. Chúng cũng hoạt động hiệu quả khi chiếu ở góc 45 độ so với phương ngang.
Điều gì xảy ra nếu một khoang tàu kín bị sự cố máy móc và phát tán khí độc như carbon dioxide ra không gian? Làm thế nào để một người trong tình huống ấy có thể cố gắng sửa chữa máy móc và giảm thiểu thiệt hại trong khi có sự hiện diện của khí độc?
Lúc này, thiết bị thở cá nhân là giải pháp an toàn cho người sửa chữa. Nếu không có thiết bị này bảo vệ, anh ta sẽ sớm bị ngạt, dẫn đến bất tỉnh và cuối cùng là tử vong. Thiết bị thở cá nhân có tác dụng ngăn khí độc len vào hệ hô hấp, đồng thời tạo điều kiện cung cấp oxy trong môi trường nguy hiểm đó.
Trên đây là những thiết bị cứu sinh quan trọng để bảo vệ mạng sống mọi người trên tàu trong trường hợp xảy ra tai nạn. Từ đó chúng sẽ giúp tàu an toàn khỏi nguy hiểm.