Tìm hiểu về bình trợ thở SCBA

Thiết bị trợ thở SCBA

Thiết bị thở độc lập SCBA (Self Contained Breathing Apparatus – SCBA) là dụng cụ bảo hộ cần thiết được sử dụng bởi lực lượng cứu hộ, lính chữa cháy, người làm việc bên trong không gian hạn chế hay những môi trường thiếu dưỡng khí hoăc tiếp xúc với khí độc. Thiết bị thở này giúp cho việc hô hấp của người sử dụng không bị gián đoạn và an toàn tối đa.

Các loại bình SCBA

Bộ bình có bộ lọc khép kín, bổ sung và tái tuần hoàn khí thải. Bộ bình dưỡng khí mạch kín sẽ được sử dụng trong trường hợp người dùng cần cung cấp khí thở trong thời gian lâu dài, chẳng hạn như trong các hầm mỏ.

Bộ bình dưỡng khí mạch hở được nén đầy không khí, có thể sử dụng được trong vòng từ 30 -60 phút. Không khí được giữ trong bình nén và áp lực nén khí được điều chỉnh bằng bộ điều chỉnh áp suất. Mỗi lần bơm, các xilanh được làm bằng sợi caccbon composite có thể cung cấp lượng khí sử dụng trong vòng 90 phút. Những xilanh này nặng từ 15-18 kg. Nên sử dụng mặt nạ kín để tránh không khí bên ngoài tràn vào bình.

Cấu tạo của một bộ SCBA gồm:

Bình chứa không khí

Trong loại SCBA tuần hoàn mở thì bình chứa được nạp không khí nén (thông thường không khí được nén ở áp suất từ 250 – 300 bar) để người dùng vào các khu vực có khói, lửa và cứu nạn nhân bị mắc kẹt. Bình chứa có thể được làm bằng thép hoặc composite với dung tích thông thường là 6 lít hoặc 6,9 lít tùy theo nhà sản xuất.

Mặt nạ thở

Được thiết kế để bao phủ tất cả các bộ phận của khuôn mặt, bộ phận bảo vệ mắt trong suốt để người dùng thấy đường đi. Ngoài ra còn có ống nối để chuyển không khí từ bình chứa vào mặt nạ thở.

Đai mang vác

Đai mang vác dùng để vác bình không khí ở sau lưng và giúp giữ tất cả các bộ phận của SCBA lại với nhau. Trên đai có khóa trước bụng và dây rút ở vai, người sử dụng cần điều chỉnh chúng phù hợp với cơ thể mình để mang bình được thoải mái.

Đường ống dẫn khí, đồng hồ áp suất, còi báo động và các van giảm áp

Ứng dụng bình trợ thở SCBA trong các ngành

  • Công nghiệp hóa dầu và dầu khí
  • Cứu hộ (đội PCCC chuyên nghiệp hoặc tự nguyện)
  • Hóa chất (các công việc trong bồn bể kín)
  • Công việc tiện ích ( vệ sinh bồn nước sạch và nước dơ)
  • Nguyên tử
  • Đóng tàu (sửa chữa, vận chuyển)
  • Công nghiệp nặng (chế tạo, hàn)
  • Công nghiệp thực phẩm
  • Xây dựng
  • Quân đội và cảnh sát
Bình luận trên Facebook