Bảo dưỡng bè cứu sinh

Tại sao phải bảo dưỡng bè cứu sinh?

Bè cứu sinh (Liferaft) là thiết bị cứu sinh cực kỳ quan trọng đối với mọi tàu hàng, tàu khách … bên cạnh xuồng cứu sinh. Bè cứu sinh có đa dạng sức chứa từ 6, 8, 10, 12, 15, 20, 25, 30…150 người. Bè cứu sinh dễ dàng thả hơn so với xuồng cứu sinh trong tình huống khẩn cấp, việc sơ tán khỏi tàu có thể không cần được thực hiện bằng tay vì bè cứu sinh được thiết kế có khả năng tự thổi phồng. Vì vậy, việc bảo dưỡng bè cứu sinh là rất cần thiết và quan trọng.

 

Yêu cầu của SOLAS đối với bè cứu sinh

  • Mọi tàu hàng, hàng năm phải bảo dưỡng bè cứu sinh bởi người có chuyên môn trên bờ, thuyền bộ không được tự ý mở ra trên tàu.
  • Bè cứu sinh phải chịu được trên 30 ngày trôi dạt trên biển.
  • Bộ nhả thủy tĩnh phải được lắp đặt để tự động thổi bè khi tàu chìm.
  • Hộp chứa bè phải tự nổi được.
  • Bè phải chịu được cú nhảy của thuyền viên ở độ cao 15 feet.
  • Bè phải được trang bị dây néo/dây thừng dài trên 50 feet.
  • Mái che phải có chỗ thò đầu quan sát và hệ thống hứng nước mưa.
  • Lối vào bè phải là loại nhanh chóng đóng/mở dễ dàng.
  • Tối thiểu hai khoang riêng biệt có thể nổi, mỗi khoang có thể chứa ít nhất 220 lít nước ballast.
  • Sàn bè là loại chống nước và có tối thiểu một thang lên bè.
  • Bộ dụng cụ sinh tồn và đèn phải có trên bè.
  • Bè phải dễ dàng lật lại khi nó bị úp và phải có các dây cứu sinh trong và ngoài bè.

Một số đặc điểm cơ bản của bè cứu sinh

  • Bè thường là loại đóng từng phần hoặc đóng toàn toàn bằng một mái che để bảo vệ thuyền viên khỏi thời tiết xấu và ánh nắng trực tiếp
  • Mái che có màu cam để dễ nhìn thấy, có sọc phản quang trên mái che
  • Ống cao su của bè là loại hai lớp, khi một lớp thủng thì lớp kia giúp bè nổi
  • Sàn bè làm bằng vật liệu chống nước để trường hợp nước tràn vào thì có thể dễ dàng cho ra ngoài
  • Bè có các túi chứa nước ballast để ổn định tàu trong thời tiết xấu
  • Neo cũng là một dụng cụ để tăng tính ổn định của bè
  • Một ghềnh dốc hoặc thang được lắp đặt để thuyền viên dễ dàng vào bè
  • Một đèn chiếu sáng để dễ dàng định vị vị trí bè, thường được lắp trên nóc mái che
  • Các dây bên trong và bên ngoài dùng để giữ bè
  • Bè còn bao gồm chỗ thông gió, chỗ quan sát bên ngoài và hệ thống hứng nước mưa

 

Quy trình bảo dưỡng bè cứu sinh

  • Tiếp nhận bè, kiểm tra sơ bộ
  • Mở vỏ bè và tháo bộ phận bơm bè gồm ống áp lực & chai khí CO2
  • Kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa và sơn lại nếu cần thiết
  • Bơm bè bằng khí nén
  • Thử bè theo quy định bao gồm: thử áp lực làm việc (WP), thử áp lực bổ sung cần thiết (NAP), thử giật chai gas (GI)
  • Cân kiểm tra trọng lượng chai khí CO2 bằng cân điện tử
  • Kiểm tra dây giật chai, van đầu chai, màng van, dao đục màng
  • Kiểm tra các bộ phận bên ngoài bè như mui bè, ống hơi, buồng hơi, chai hơi, dây bám, thang dây, băng phản quang, máng hứng nước mưa, túi ổn định và dây buộc
  • Kiểm tra bên trong bè
  • Kiểm tra túi đồ khẩn cấp, thay thế các hạng mục hết hạn
  • Đóng lại bè vào vỏ bè và cấp chứng chỉ kiểm tra bảo dưỡng hàng năm

Hãy liên hệ ngay AZMarine để được tư vấn dịch vụ bảo dưỡng bè cứu sinh với chi phí cạnh tranh nhé.

Bình luận trên Facebook