Hướng dẫn bảo dưỡng bình trợ thở SCBA

SCBA là thiết bị bảo hộ cần thiết được sử dụng bởi lực lượng cứu hộ, lính chữa cháy, người làm việc bên trong không gian hạn chế hay những môi trường thiếu dưỡng khí hoăc tiếp xúc với khí độc. Thiết bị trợ thở này giúp cho việc hô hấp của người sử dụng không bị gián đoạn và an toàn tối đa.

Không như những thiết bị bảo hộ khác, việc bảo dưỡng SCBA phải trả qua những công đoạn vô cùng khắt khe và mang tính chuyên môn cao để các bộ phận đảm bảo hiệu quả khi hoạt động.

Quy trình Kiểm tra

  • Trước và sau khi sử dụng: luôn được thực hiện bởi nhân viên có chức năng.
  • Định kỳ mỗi năm: được thực hiện bởi các Trung tâm dịch vụ kỹ thuật của nhà sản xuất với các máy móc kiểm tra chuyên nghiệp, dụng cụ cơ khí đặc biệt và lịch trình kiểm tra thống nhất.
  • Tổng thể thiết bị mỗi 6 năm (bộ thiết bị thở) và 5 năm (bộ thiết bị thở thoát hiểm). Dịch vụ này phải được thực hiện bởi các Trung tâm dịch vụ kỹ thuật của nhà sản xuất với các máy móc kiểm tra chuyên nghiệp, dụng cụ cơ khí đặc biệt và lịch trình kiểm tra thống nhất.
  • Các bình khí (bằng thép hoặc phủ sợi carbon) được yêu cầu nghiêm ngặt kiểm tra thủy lực mỗi 5 năm theo quy định của nhà sản xuất hoặc cơ quan chức năng theo quy định của mỗi quốc gia. Thời hạn dịch vụ của bình khí bằng sợi carbon là 15 năm kể từ ngày sản xuất.

 

Bảo hành thiết bị SCBA định kỳ

Bảo quản bảo dưỡng

  • Tránh ánh sáng mặt trời và bụi.
  • Tránh ánh sáng mặt trời và bụi.
  • Đảm bảo thiết bị được để trên giá đỡ, dây đeo không bị gấp.
  • Thiết bị có thể để trong phòng mát, khô ráo và không có khí hay khói. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng và tránh xa nguồn nhiệt.
  • Nhiệt độ lưu trữ khuyến cáo +5°C đến +45°C

Bảo trì thường xuyên

Nạp bình: Việc nạp phải theo qui định của luật hiện hành.

  • Chỉ có thể nạp bình khi tuân theo luật định và có van phù hợp với bình. Ngày kiểm tra và dấu đóng của đơn vị được cấp phép có thể dán trên thân bình.
  • Không gây ra những nguy cơ (ví dụ: lỗi trên van của bình)
  • Không có dấu hiệu đọng sương (giọt nước) quanh ren nối.

Độ ẩm khí thở là quan trọng cho sự hoạt động đúng của hệ thống. Cần đảm bảo:

  • Bình chứa khí tuân thủ theo tiêu chuẩn EN12021, tiêu chuẩn qui định một số thông số trong điều kiện sử dụng thông thường tức là ở áp suất khí quyển và nhiệt độ môi trường.
  • Bình chứa không bao giờ hết hoàn toàn.
  • Nếu bình hết hòan toàn do tai nạn, cần đảm bảo bình hoàn toàn khô. Bình cần được sấy khô trong trường hợp này.
  • Van bình khí nén phải được khóa ngay sau khi sử dụng.

 

Trong trường hợp lưu trữ hay vận chuyển bình khí nén không kết nối vào thiết bị, cần tuân thủ những yêu cầu của luật và theo yêu cầu sau:

  • Phải được bảo vệ khỏi những tác động trong khi vận chuyển và bảo quản.
  • Nếu có thể, bình phải được vận chuyển với phần van phía trên cao nhất.
  • Trong quá trình vận chuyển, bình phải được thao tác bằng hai tay.
  • Không được túm bình tại đầu vặn van, mà là toàn bộ phần thân van nhằm tránh van bị mở bất ngờ.
  • Trong quá trình vận chuyển và thao tác, bình không được quăng ra đất đột ngột, không được lăn hay va chạm vào nhau.
  • Khi lưu trữ, bình cần được bảo vệ khỏi nguy cơ trượt hay lộn vòng.

Lưu ý: Không cần nắp chụp cho van bình. Tuy nhiên cần kiểm tra bằng mắt van bình trước mỗi lần sử dụng.

Kiểm tra bởi người có thẩm quyền: theo luật áp dụng cho bình chịu áp, bình khí phải được kiểm tra bởi người có thẩm quyền. Dấu đóng trên thân bình có ngày kiểm tra được thực hiện rất bền.

Vệ sinh tẩy rửa và làm khô

Vệ sinh

  • Làm sạch sau mỗi lần sử dụng.
  • Vệ sinh bằng đồ xốp và nước ấm kèm chất tẩy rửa (xà phòng) và rửa lại bằng miếng xốp ẩm.

Lưu ý:

  • Chất tẩy rửa không chứa thành phần ăn mòn  như dung môi hữu cơ.
  • Không sử dụng súng xịt khí nén vào các thành phần như: van nối, lò xo, các van hay mối nối…vì có thể làm hỏng.

Tẩy rửa: sau khi vệ sinh, mặt nạ phải được tẩy rửa bằng cách ngâm vào thau với dung dịch tẩy rửa. Sau khi tẩy rửa xong, rửa lại bằng nước sạch.

Làm khô: sau khi vệ sinh và tẩy rửa, tất cả các phần của thiết bị làm khô ở +5°C đến +50°C. Tránh nhiệt từ mặt trời hay lò nung. Nên vê sinh các phần có áp (giảm áp, sensor, khớp nối…) với khí nén áp lực thấp để loại bỏ hơi ẩm.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng ở điều kiện lạnh, hơi ẩm có thể hiện diện tại van thở, có thể hình thành sương bên trong van và làm ảnh hưởng đến hoạt động của van.
  • Cần thiết phải loại bỏ hết hơi ẩm trong demand van và đường ống áp suất trung bình.
  • Van cũng cần được làm khô sau khi vệ sinh.

Xem thêm về bình trợ thở SCBA tại đây!

Bình luận trên Facebook