Phao chống va đập chống va chạm cho các tàu thuyền

Phao chống va đập là gì?

Phao chống va đập là thiết bị chống va chạm cho các tàu thuyền khi cập cảng và chống va chạm thành tàu vào các tàu khác.

Sử dụng phao chống va đập  để ngăn chặn và giảm thiểu tối đa thiệt hại nghiêm trọng cho thân tàu. Mọi người thường coi phao chống va đập như một thứ gì đó cố định, không có khả năng điều chỉnh, thậm chí là không sử dụng được. Ngược lại, chúng vô cùng quan trọng. Chúng ta cùng nhau trả lời những câu hỏi sau đây để lưu ý khi sử dụng phao chống va đập trên tàu thuyền nhé!

Khi nào cần treo phao chống va đập trên tàu thuyền?

Hãy bắt đầu từ câu hỏi đầu tiên. Đáp án đơn giản. Pha chống va đập phải luôn sẵn sàng cho mỗi chuyến đi trên biển của bất cứ con thuyền nào. Những chiếc phao đó cần được treo lên quanh thân tàu trước khi cập bất cứ bến thuyền hay bến cảng nào, vì vậy, các thuyền viên cần có đủ thời gian cần thiết để chuẩn bị.

Treo phao như thế nào?

Hãy bắt đầu từ nút thắt.  Nút thắt cho những chiếc phao được gọi là nút thuyền chài (Một loại nút thắt thường thấy cho những người chuyên đi biển). Một nút thắt đơn giản hoạt động tốt khi nó có lực kéo, do đó, trong trường hợp này, dưới sức nặng của phao chống va đập, các thuyền viên có thể gia cố nút thắt bằng móc đinh hương hoặc thêm 1 nửa nút thắt. Bạn có biết rằng hiện tại có rất nhiều phao chống va đập của tàu thuyền nổi lềnh bềnh tự do trên biển, lý do bởi những nút thắt sai cách. Nhiều thủy thủ thay vì để phao chống va đập trên thuyền trong khi di chuyển, họ lại treo lủng lẳng các phao đó trong khi di chuyển. Hơn nữa bạn cần nâng chúng trên boong trước khi thắt nút.

Đặt phao ở vị trí nào trên tàu?

Và bây giờ là câu hỏi khó nhất. Chúng ta phải đặt chúng ở đâu? Trước hết, hãy bắt đầu từ suy nghĩ rằng những gì chúng ta phải bảo vệ là phần rộng nhất của thân tàu. Những chiếc tàu thuyền từ thời xưa, các thủy thủ thường đặt chúng ở giữa; còn ngày nay, những chiếc tàu hiện đại thường đặt chúng về phía đuôi tàu, bởi đuôi tàu là phần rộng nhất của thân tàu.

Nhưng giờ, ngày càng có nhiều du thuyền 2 thân, thân tàu ở phía trước và phía sau gần như có độ rộng như nhau, vì vậy để cho thân tàu luôn được bảo vệ, bạn có thể đặt những chiếc phao đó cả ở phía mũi tàu và đuổi tàu. Hơn nữa, nếu có thể, bạn cần chuẩn bị 1 hoặc 2 phao chống va đập dự phòng trong buồng lại để đề phòng hỏng học hoặc sửa chữa những chiếc phao đang sử dụng.

Treo phao ở độ cao như thế nào?

Chiều cao tiêu chuẩn khi treo phao chống va đập trên tàu là bao nhiêu? Nó tùy thuộc vào từ độ cao của thân tàu, bởi mỗi chiếc tàu có chiều cao của thân khác nhau. Khi treo phao trước trên thân tàu, phải đảm bảo ở vị trí mà thuyền trưởng có thể nhìn thấy, bởi thuyền trưởng chỉ có thể cập bến khi có thể nhìn thấy vị trí va chạm của phao với thành của bến tàu. Hơn nữa nếu để phao cao quá, khi va chạm có thể khiến cho phao trượt lên thành tàu, còn nếu để phao thấp quá thì sẽ không thể ngăn chặn thân tàu va chạm với thành của bến tàu.

Phao chống va đập cố định không phải là một giải pháp tốt. Nếu chúng ta biết trước tình hình neo đậu, chúng ta có thể thiết lập chúng cho phù hợp. Nhưng mỗi bến tàu sẽ có độ cao khác nhau, và ta có thể điều chỉnh độ cao phù hợp cho mỗi bến tàu.

Với những công dụng tuyệt vời để bảo vệ thân của tàu thuyền, phao chống va đập là thiết bị không thể thiếu cho mỗi chiếc thuyền của bạn.

Bình luận trên Facebook