An Toàn Hàng Hải là gì?

An toàn hàng hải liên quan đến việc bảo vệ tính mạng và tài sản thông qua quy định, quản lý và phát triển công nghệ của tất cả các hình thức vận tải đường thủy.

Đảm bảo an toàn hàng hải

Bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại Điều 108 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 như sau:

Các hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải

  • Tổ chức và quản lý : Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam thì tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải đối với các hoạt động hàng hải là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn. Cụ thể thì việc tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn bao gồm việc tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn; tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải với các quy định chặt chẽ và phối hợp thực hiện nhằm bảo đảm an toàn hàng hải được thực hiện chặt chẽ.
  • Cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải: để bảo đảm an toàn hàng hải không thể thiếu các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, các dịch vụ này hỗ trợ cho việc bảo đảm an toàn hàng hải.

Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải

Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải: để có thể bảo đảm an toàn hàng hải thì dịch vụ quan trọng hàng đầu là báo hiệu hàng hải, báo hiệu hàng hải là dịch vụ không thể thiếu trong quá trình đảm bảo sự vận hành của hàng hải, là yếu tố bảo đảm an toàn bắt buộc phải có.

Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải: để có thể hoạt động an toàn tại các vùng biển được phép hoạt động, các chủ thể cần phải dựa vào hải đồ, do đó dịch vụ khảo sát, xây dựng hải đồ chuẩn xác nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải.

Thông báo hàng hải;

Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải: dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải nhằm mục đích kiểm soát và điều tiết hoạt động của tàu trong quá trình hoạt động hàng hải;

Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải: các tài liệu này làm tài liệu tham khảo cho các chủ thể hoạt động hàng hải, nâng cao sự hiểu biết về an toàn hàng hải;

Thông tin điện tử hàng hải: nắm bắt và truyền bá rộng rãi các thông tin hàng hải để các chủ thể hoạt động hàng hải được biết;

Hoa tiêu hàng hải: được hiểu là người giữ vai trò cố vấn trực tiếp cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu, có vai trò đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an toàn hàng hải;

Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải: trong quá trình hoạt động hàng hải, không tránh khỏi việc xảy ra các vụ tai nạn trên biển, do đó công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng hải được xem là công tác bảo đảm an toàn hàng hải không thể thiếu;

Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải: có tác dụng ngăn chặn các chướng ngại vật ảnh hưởng đến việc hoạt động hàng hải trong quá trình hoạt động;

Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác theo quy định của pháp luật: các dịch vụ này bổ sung, hỗ trợ các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của luật hàng hải.

Quy định chung về báo hiệu hàng hải trong bảo đảm an toàn hàng hải?

Quy định chung về báo hiệu hàng hải được quy định tại Điều 38 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải như sau:

– Nguyên tắc xây dựng báo hiệu hàng hải:  Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải phải thực hiện theo các quy định Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, các quy định về pháp luật về đầu tư, xây dựng. Theo quy định tại điều luật này thì các báo hiệu hàng hải phải được bố trí tại các vị trí cần thiết nhằm bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật.

– Trách nhiệm về việc tổ chức thực hiện việc quản lý nhà nước về báo hiệu hàng hải: Bộ Giao thông vận tải là chủ thể có trách nhiệm này.

– Chủ thể chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển và khu vực quản lý: Cảng vụ hàng hải là chủ thể có trách nhiệm về kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải.

– Chủ thể quản lý vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải: Các doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải đủ điều kiện được giao quản lý vận hành về báo hiệu hàng hải.

– Trong quá trình hoạt động hàng hải thì các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng hàng hải công cộng, luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, khai thác công trình trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu hàng hải để bảo đảm an toàn hàng hải. Theo đó các tổ chức này có nghĩa vụ thiết lập, quản lý, vận hành, chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của báo hiệu hàng hải trên các luồng và vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố, trường hợp các tổ chức này không thực hiện đúng các nghĩa vụ theo tiêu chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải

Đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải được quy định tại Điều 39 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải như sau:

– Việc đầu tư xây dựng báo hiệu hàng hải được căn cứ vào quy mô, tính chất và đặc điểm của dự án đầu tư báo hiệu hàng hải từ nguồn vốn nhà nước.

– Về chủ thể có vai trò quyết định đầu tư: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tiến hành xem xét, quyết định đầu tư hoặc có thể phân cấp, ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật.

– Để bảo đảm an toàn trong hàng hải thì Doanh nghiệp có trách nhiệm thiết lập kịp thời báo hiệu hàng hải phục vụ đột xuất, đảm bảo các nhu cầu cấp thiết của an toàn hàng hải, đồng thời Doanh nghiệp phải báo cáo ngay cho Cục Hàng hải Việt Nam và Cảng vụ hàng hải khu vực để các cơ quan này nắm bắt và xử lý.

– Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải khi quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước sau đây:

  • Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác dầu mỏ, khí đốt: đối với vùng thăm dò tài nguyên này, nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn đặc biệt nhiều, do đó mà việc thiết lập báo hiệu hàng hải có vai trò quan trọng đối với việc thăm dò, khai thác này;
  • Vùng đánh bắt, nuôi trồng hải sản: là một trong những vùng biển có các tàu đi qua, khu vực này cần phải thiết lập báo hiệu hàng hải để bảo đảm an toàn;
  • Vùng công trình đang thi công, trục vớt cứu hộ;
  • Vùng đặt đường cáp hoặc đường ống ngầm, công trình ngầm, thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải: cần thiết lập báo hiệu hàng hải ở vùng này để tránh việc va chạm và hoạt động khác gây thiệt hại;
  • Vùng diễn tập: Quân sự, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ, ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu;
  • Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương;
  • Vùng giải trí, du lịch và thể thao.

Nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải

– Về nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải, bảo đảm an toàn hàng hải thuộc về các chủ thể sau: Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng các công trình ngầm, công trình vượt qua luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải nhu cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác. Theo đó thì các chủ thể này sẽ có quyền thiết lập báo hiệu hàng hải theo quy định để bảo đảm an toàn hàng hải tối đa.

Xem thêm Top 10 loại thiết bị cứu sinh quan trọng trên tàu

Bình luận trên Facebook